Điểm mặt 3 kẻ thù “không đội trời chung” của học sinh thời nay
Thứ Bảy, 26/05/2018, 03:46
Không chỉ làm ảnh hưởng đến thể chất, thị lực, mà còn ảnh hưởng đến cả một tương lai, đó là vấn nạn Thiết bị điện tử thông minh; Thực phẩm bẩn; và còn đâu là "kẻ thù đáng gờm" thứ ba đối với học sinh, sinh viên thời nay?!
Hết “Cận Thị” rồi đến… “Ngộ Độc”
Trích dẫn từ một bài viết trước đó trên báo Tuổi Trẻ vào năm 2014 về một cuộc khảo sát xã hội được tiến hành ở 4 thành phố lớn tại Việt Nam cho thấy: gần 80% trẻ dưới 6 tuổi được cha mẹ cho sử dụng các thiết bị thông minh, trong đó riêng trẻ trong độ tuổi từ 0-3 chiếm gần 20%. Và cũng theo đó, nguy cơ xao nhãng học tập của trẻ tăng lên; đồng thời tăng khả năng trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những xu hướng không lành mạnh. Bất cập hơn cả là trẻ có có nguy cơ bị các bệnh về mắt (85%), dễ gây nghiện đến mức quên ăn, ngủ, không còn quan tâm đến thế giới thực xung quanh (75%)…
Khi phụ huynh còn đang loay hoay không biết xử lý với việc trên như thế nào, thì cùng lúc đó, nạn Thực phẩm bẩn lại hoành hành và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em. Thực trạng về “quà vặt trước cổng trường” khiến không ít phụ huynh lo lắng khi mà Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của thành phố Hà Nội đã đưa ra một kết quả kinh khủng: 100% mặt hàng ăn uống, quà vặt trước các trường học, nhất là các trường tiểu học đều không đảm bảo VSATTP (Theo báo Phụ Nữ Thủ Đô)
Vấn nạn về “Quà vặt trước cổng trường” khiến không ít phụ huynh lo lắng. Nguồn: Internet.
Song, hai vấn nạn “đáng gườm” này vẫn chưa là gì so với vấn nạn máy tính CASIO giả tiềm ẩn, luôn tồn tại nơi học đường, và “chực chờ” tiếp cận những bậc Phụ huynh, và các bạn HS,SV thiếu hiểu biết.
Hiểm họa sai số từ máy tính cầm tay CASIO giả
Điều đáng nói, tình trạng máy tính cầm tay giả xuất hiện lại do chính nhận thức hời hợt, mê dùng hàng giá rẻ của chính phụ huynh, học sinh. Cha mẹ thương con, nhưng vẫn chưa hiểu đúng giá trị của một chiếc máy tính cầm tay thật. Với bất kỳ máy tính nào, chỉ cần thấy nhấn được, tính được đúng những con số như “1+1=2”, thì liền lập tức nghĩ rằng máy tính này dùng được, thậm chí, có những máy giả còn rẻ gấp đôi, “tội gì không mua, máy nào chả là máy?” – chị N.T.Hằng (quận 6) chia sẻ.
Máy thật – Máy giả - Sự khác biệt “một trời, một vực”. Phụ huynh chớ lầm!
Thật chất, đó là những nhận thức, và hành vi mua hàng sai lầm! Như tiến sĩ Nguyễn Thái Sơn – giảng viên ĐH Sư Phạm TP.HCM đã nhận định: “Việc dùng máy tính giả với những phép tính đơn giản, bình thường thì không thấy sai nhưng khi vào một kỳ thi đòi hỏi nhiều phép tính phức tạp, tài nguyên của máy bị vét cạn thì cái sai rất dễ xảy ra và đó là cái sai không thể cứu vãn”.
Khi sử dụng máy tính giả, nhái, HS,SV có thể gặp tình huống trục trặc như màn hình hiện chữ số ngược, nhòe, hay lỗi về pin, dẫn đến người mua phải “hao tiền tốn của” để thay và sửa máy liên tục. Tiền không chỉ mất, mà “tật còn có thể mang” bởi lẽ máy giả được sản xuất bằng linh kiện không tốt nên có thể xảy ra sự cố về cháy nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Gửi bình luận của bạn
Đăng nhập để bình luận